Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Bất kể những phân tích lợi hại, trong thời gian qua, người ta vẫn thấy rõ xu hướng chuyển các cơ sở sản xuất ra nước ngoài của các doanh nghiệp lớn Nhật Bản.
Các công ty Nhật Bản hiện sản xuất 30% hàng chế tạo ở nước ngoài, nhiều gấp hai lần hồi đầu thập niên 1990. Tính riêng năm 2009, tỷ trọng hàng hóa chế tạo của hãng chế tạo hàng điện tử tiêu dùng Toshiba của Nhật Bản ở nước ngoài đã tăng từ 52% lên 56%, trong khi tỷ trọng này tại Fuji Xerox và Yamaha Motor theo thứ tự đứng ở mức 80% và 94%. Với việc đồng yên chạm mức cao nhất trong 15 năm qua, các công ty Nhật Bản càng có lý do để chuyển hoạt động chế tạo ra nước ngoài. Giám đốc tài chính Satoshi Ozawa của hãng chế tạo ô tô Toyota cho biết: "Chúng tôi muốn duy trì việc sản xuất trong nước, nhưng chúng tôi nhanh chóng để mất sức cạnh tranh". Hãng chế tạo ô tô hàng đầu Nhật Bản này hiện sản xuất 58% sản lượng xe của hãng ở nước ngoài.
Ngoài sự lên giá gần đây của đồng yên, còn nhiều yếu tố khiến các công ty Nhật muốn vươn ra bên ngoài. Một trong số đó là vấn đề năng suất. Theo Bộ Thương mại Nhật Bản, trợ giá nước ngoài mang lại lợi nhuận cận biên cao gấp 1/3 lợi nhuận từ các chi nhánh trong nước. Nhân tố thứ hai là sản xuất hàng hóa gần gũi với người tiêu dùng ở các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh. Nếu như năm 2001 mới chỉ có 40% lượng hàng hóa của các công ty Nhật Bản sản xuất ở châu Á để phục vụ người tiêu dùng địa phương, thì đến nay tỷ lệ này đã tăng 62% và con số này còn tiếp tục gia tăng. Nhân tố thứ ba là thuế. Mức thuế công ty 41% của Nhật Bản hiện vào hàng cao nhất trong số các nước G20 và gần gấp hai lần Hàn Quốc. Nhiều hãng chế tạo ô tô Nhật Bản đã chuyển việc sản xuất sang Thái Lan không chỉ để hưởng mức thuế thấp mà còn bởi thỏa thuận thương mại tự do (FTA) của nước này với các nước khác, giúp cho việc xuất khẩu ô tô trong khu vực này được miễn thuế. Suzuki, hãng chế tạo ô tô nước ngoài lớn nhất Ấn Độ, với doanh số bán ô tô 1 triệu chiếc/năm đã chi khoảng 12% thuế nhập khẩu các bộ phận ô tô từ Nhật Bản. FTA của Hàn Quốc với Ấn Độ có nghĩa là Hyundai, đối thủ của Suzuki, chỉ trả 1-5%.
Sản lượng ở nước ngoài gia tăng có thể là mối lợi lớn cho các công ty Nhật Bản, nhưng dù sao cũng gây tổn thất cho nước này. Theo viện nghiên cứu Dai-ichi Life Research Institute, Nhật Bản đã để mất một sản lượng trong nước trị giá 35.000 tỷ yên (420 tỷ USD) và gần 1 triệu việc làm trong năm 2008 từ việc các hãng ô tô chuyển việc chế tạo ra nước ngoài. Và khi các công ty đẩy mạnh mua từ các nhà cung cấp trong nước để tiết kiệm chi phí, các kỹ năng và vốn của các nhà cung cấp Nhật Bản giảm sút.
Việc để mất các nhà máy ở Nhật Bản đặc biệt nguy hại, bởi phần lớn lợi thế của nước này không phải nằm trong khâu thiết kế mà trong quy trình sản xuất. Các nhà máy Nhật Bản thường sản xuất với quy mô lớn nhưng tỷ lệ lỗi thấp. Các công ty hiện vẫn duy trì "các nhà máy mẹ ở Nhật Bản" để cải tiến quy trình sản xuất và duy trì sự tinh xảo. Tuy nhiên, các nhà máy ở nước ngoài hiện giờ cần ít điều này hơn trước đây khi mà trong năm 2008, có tới 3/4 nhà máy ở nước ngoài do Nhật Bản sở hữu có cùng trình độ kỹ thuật như các nhà máy trong nước khác, tăng so với tỷ lệ khoảng 1/2 hồi năm 1996. Tình hình này có lợi cho các công ty Nhật Bản, nhưng mang lại rắc rối cho nền kinh tế nước này.
Có thể các công ty Nhật Bản sẽ đứng trước sự phản ứng dữ dội từ trong nước đối với sự "tấn công" của họ ra thị trường nước ngoài, nhưng có lẽ đã quá muộn để những người lao động nước này phản đối. Các công ty có thể đã phá vỡ hợp đồng xã hội thời hậu chiến với việc thuê lao động tạm thời và lao động theo hợp đồng, thay vì tuyển lao động thường xuyên với chế độ thưởng, đào tạo và bảo vệ người lao động.
Xu hướng "tuyển lao động tạm thời" hiện chiếm tới trên 1/3 lực lượng lao động của Nhật Bản. Và ý tưởng Nhật Bản ít nhất sẽ duy trì việc làm trong lĩnh vực chế tạo các mặt hàng tinh vi ở trong nước chỉ là mong ước, khi đa số các bộ phận của sản phẩm điện tử Nintendo được ưa thích đến từ Hàn Quốc, Đài Loan và nhiều nơi khác.
(tamnhin)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.